Content guideline là bộ nguyên tắc giúp định hình phong cách, giọng điệu và cách truyền tải thông điệp. Vậy guideline content là gì? Làm thế nào để xây dựng một bộ hướng dẫn nội dung hiệu quả, dễ áp dụng cho đội ngũ marketing và sáng tạo? Bài viết này Auto Ranker sẽ giúp bạn giải đáp từ A đến Z.

Content Guideline là gì?
Trước khi xây dựng một bộ nguyên tắc nội dung hiệu quả, bạn cần hiểu rõ content guideline là gì và khác gì so với brand guideline.
Định nghĩa Content Guideline
Content guideline là quy tắc và nguyên tắc định hướng việc xây dựng nội dung cho thương hiệu. Bộ quy tắc này bao gồm các tiêu chí cụ thể như văn phong, giọng điệu, cấu trúc bài viết, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh minh họa, độ dài nội dung, định dạng và nhiều yếu tố liên quan đến phong cách thể hiện nội dung.
Guideline content đóng vai trò như một “kim chỉ nam” cho toàn bộ hoạt động truyền thông, tiếp thị, đảm bảo:
- Tính nhất quán thương hiệu: Tất cả nội dung được sản xuất (trên website, mạng xã hội, email, quảng cáo, …) đều thể hiện cùng một giọng điệu và phong cách. Khi đó, khách hàng nhận diện thương hiệu sâu hơn.
- Tối ưu hiệu quả truyền thông: Khi nội dung đồng nhất, đúng định hướng, doanh nghiệp dễ dàng truyền tải thông điệp đến từng nhóm đối tượng, nhằm nâng cao mức độ tương tác và chuyển đổi.
- Tăng cường hiệu suất làm việc nhóm: Hỗ trợ đội ngũ content, marketing, thiết kế hay đối tác bên ngoài (freelancer, agency,…) hiểu rõ về cách thể hiện nội dung phù hợp với thương hiệu.
- Duy trì và nâng cao hình ảnh thương hiệu: Guideline content giúp kiểm soát chất lượng nội dung được xuất bản, tránh các lỗi sai trong cách diễn đạt, phong cách không phù hợp hoặc làm sai lệch hình ảnh thương hiệu.

Content Guideline khác gì so với Brand Guideline?
Content guideline và brand guideline đều là những tài liệu hướng dẫn quan trọng giúp doanh nghiệp giữ vững sự nhất quán trong quá trình xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, mỗi loại guideline phục vụ cho một mục tiêu khác nhau như sau:
Tiêu chí | Brand Guideline | Content Guideline |
Khái niệm | Bộ nguyên tắc về thiết kế và định vị thương hiệu, gồm logo, màu sắc, font chữ, hình ảnh, sứ mệnh,… | Bộ tiêu chuẩn viết nội dung: văn phong, từ ngữ, giọng điệu, cấu trúc bài, định hướng thông điệp,… |
Mục tiêu | Tạo sự thống nhất về hình ảnh thương hiệu và thông điệp cốt lõi trên mọi kênh giao tiếp | Đảm bảo nội dung mang phong cách nhất quán, đúng định hướng, phù hợp với đối tượng mục tiêu |
Phạm vi áp dụng | Áp dụng trong thiết kế logo, brochure, website, quảng cáo, social media, bao bì sản phẩm,… | Áp dụng cho toàn bộ nội dung trên blog, mạng xã hội, email, landing page, quảng cáo,… |
Đối tượng sử dụng | Dành cho bộ phận thiết kế, marketing, agency, truyền thông, quản lý thương hiệu | Dành cho copywriter, content marketer, biên tập viên, SEO team, quản lý nội dung, … |
Thành phần chính | – Logo, màu sắc, font chữ chuẩn
– Cách sử dụng hình ảnh, icon, layout – Triết lý, sứ mệnh, tầm nhìn – Hướng dẫn sử dụng thương hiệu đúng cách |
– Giọng văn phù hợp thương hiệu
– Từ ngữ nên/không nên dùng – Độ dài bài viết, cấu trúc chuẩn – Chủ đề ưu tiên, lưu ý khi viết cho từng nhóm khách hàng |
Cách xây dựng | Do đội thiết kế thương hiệu hoặc agency phát triển dựa trên chiến lược thương hiệu | Do bộ phận nội dung hoặc content lead xây dựng, có thể kết hợp cùng marketing và SEO team |
Tại sao doanh nghiệp cần Content Guideline?
Vậy vì sao guide content lại đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong chiến lược nội dung của doanh nghiệp? Cùng xem ngay một số lý do bên dưới:
Đảm bảo tính nhất quán trong nội dung
Doanh nghiệp cần content guideline nhằm đảm bảo tính nhất quán trong nội dung. Đây được xem là yếu tố then chốt giúp thương hiệu giữ được phong cách truyền tải đồng bộ trên mọi nền tảng.

Khi tất cả bài viết, bài đăng hay email tuân theo cùng một giọng điệu, cách dùng từ, cấu trúc, khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu và cảm nhận được sự chuyên nghiệp. Đây cũng là nền tảng giúp xây dựng niềm tin, tăng độ tin cậy, tạo ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí người dùng.
Duy trì bản sắc thương hiệu xuyên suốt
Bản sắc thương hiệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khác biệt trên thị trường. Content guideline định hình rõ ràng cách thể hiện giá trị, cá tính và thông điệp. Qua đó, thương hiệu có thể giữ vững, phát huy bản sắc này trong mọi nội dung truyền thông.
Giúp đội ngũ sản xuất nội dung dễ phối hợp
Khi có bộ quy chuẩn nội dung rõ ràng, các thành viên trong đội ngũ, từ nhân viên nội bộ đến freelancer hay đối tác bên ngoài đều có cùng “bản đồ” để làm việc. Điều này giúp tăng hiệu quả phối hợp, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm thời gian chỉnh sửa.

Tăng hiệu quả triển khai SEO và nội dung đa kênh
Content guideline thường bao gồm các hướng dẫn về từ khóa, cấu trúc bài viết, cách tối ưu SEO phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp. Nhờ đó, nội dung không chỉ nhất quán về mặt thương hiệu mà còn tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng trên nhiều nền tảng và công cụ tìm kiếm.
Tối ưu quá trình đào tạo nhân sự mới, freelancer
Việc có content guideline góp phần rút ngắn thời gian đào tạo, giúp nhân sự mới nhanh chóng nắm bắt được phong cách và tiêu chuẩn nội dung. Đồng thời, freelancer, các đối tác bên ngoài cũng dễ dàng hiểu và thực hiện đúng yêu cầu, đảm bảo chất lượng nội dung đồng đều.
Các thành phần quan trọng trong một Content Guideline
Một bộ content guideline hiệu quả giúp truyền tải đúng giọng điệu thương hiệu, đảm bảo mọi nội dung được triển khai đúng cách. Bao gồm ngôn từ, thông điệp cho đến trải nghiệm người đọc. Dưới đây là thành phần nền tảng trong bộ quy tắc này:
Văn phong và tông giọng (Tone & Voice)
Một phần quan trọng trong content guideline là định hình văn phong và tông giọng mà thương hiệu “trò chuyện” với người đọc. Thương hiệu có thể lựa chọn phong cách chuyên nghiệp, thân thiện, truyền cảm hứng hoặc dí dỏm.

Khi nhất quán yếu tố này, thương hiệu dễ dàng tạo nên bản sắc riêng trong từng nội dung. Bên cạnh đó, tài liệu cũng nên nêu rõ hướng dẫn về lựa chọn từ ngữ, độ dài câu, cũng như tránh sử dụng ngôn ngữ mơ hồ, sáo rỗng hoặc thiếu cảm xúc.
Độ dài nội dung, cấu trúc chuẩn
Content guideline cần thiết lập rõ ràng các tiêu chuẩn về độ dài của bài viết, số lượng tiêu đề phụ như H2, H3, cách ngắt đoạn, sử dụng bullet points, trích dẫn hoặc in đậm những nội dung then chốt.
Đồng thời, bộ guideline này cần thống nhất các nguyên tắc định dạng như kích thước hình ảnh, tỷ lệ giữa chữ, ảnh, cách trình bày biểu đồ hoặc infographic. Các yếu tố này đảm bảo nội dung vừa dễ đọc, vừa đồng bộ về mặt thẩm mỹ trên mọi nền tảng.
Chủ đề nên viết – không nên viết
Trong quá trình xây dựng content guideline, xác định rõ các chủ đề nên và không nên đề cập vô cùng quan trọng. Điều này giúp định hướng nội dung đi đúng trọng tâm, tránh sai lệch gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.
- Chủ đề nên khai thác: Là các nội dung phản ánh đúng định hướng của doanh nghiệp, gồm có giá trị thương hiệu, thông tin về sản phẩm – dịch vụ, hành trình khách hàng, sự kiện nổi bật, kiến thức liên quan đến lĩnh vực hoạt động.
- Chủ đề cần tránh: Là những nội dung không phù hợp với tiếng nói thương hiệu hoặc có khả năng gây tranh cãi. Điển hình như các vấn đề chính trị, tôn giáo, định kiến xã hội, chủ đề vượt ngoài phạm vi chuyên môn.

Ngoài ra, guideline cũng nên nêu rõ cách đề cập đến các đối thủ cạnh tranh, hạn chế sử dụng nguồn thông tin không chính thống, kiểm soát nội dung dễ gây hiểu nhầm về mặt pháp lý.
Nguyên tắc SEO
Một phần quan trọng trong guideline content đó là các quy định liên quan đến SEO. Các yếu tố quyết định khả năng hiển thị nội dung trên công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp cần đưa ra hướng dẫn cụ thể về cách lựa chọn từ khóa chính, từ khóa phụ, vị trí đặt từ khóa trong tiêu đề, đoạn mở đầu, thẻ H2, H3 và nội dung chính.
Bên cạnh đó, guideline nên làm rõ cách viết meta title, meta description hấp dẫn nhưng chuẩn SEO, nguyên tắc xây dựng internal link, external link, yêu cầu sử dụng H-tag hợp lý và tối ưu snippet.
Những tiêu chí này không chỉ giúp nội dung tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu mà còn tăng khả năng xếp hạng trên Google và các nền tảng tìm kiếm khác.

Hướng dẫn sử dụng hình ảnh, video, đồ họa
Để nội dung hiển thị đẹp mắt, trực quan, content guides cần xác định rõ cách sử dụng hình ảnh, video và các yếu tố đồ họa. Bao gồm:
- Kích thước và định dạng: Nêu rõ kích thước tối ưu cho từng nền tảng (website, mạng xã hội, email…), định dạng file ưu tiên (JPEG, PNG, SVG, MP4…) để đảm bảo tốc độ tải trang, chất lượng hiển thị.
- Phong cách hình ảnh: Hướng dẫn về tone màu, độ tương phản, bố cục và chủ đề ảnh/video sao cho phù hợp với nhận diện thương hiệu.
- Nguyên tắc đồ họa: Cách sử dụng icon, biểu đồ, infographic… thống nhất về kiểu nét, màu sắc và font chữ trong các thiết kế trực quan.
Việc thống nhất các yếu tố visual không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp thương hiệu duy trì một hình ảnh chuyên nghiệp và dễ nhận diện trong mắt người dùng.

Quy tắc bảo mật và thông tin nhạy cảm
Một nội dung quan trọng không thể thiếu trong content guideline là các quy định liên quan đến bảo mật và kiểm soát thông tin nhạy cảm. Quy tắc này giúp doanh nghiệp tránh rủi ro pháp lý, khủng hoảng truyền thông không đáng có.
- Bảo mật thông tin nội bộ: Người viết cần tuyệt đối không tiết lộ các dữ liệu quan trọng như kế hoạch sản phẩm chưa công bố, chiến lược kinh doanh, tài chính, các thông tin mang tính bảo mật cao của doanh nghiệp.
- Kiểm soát nội dung nhạy cảm: Hướng dẫn rõ các chủ đề và từ ngữ cần tránh. Bao gồm các nội dung dễ gây hiểu lầm, hình ảnh phản cảm, quan điểm chính trị, tôn giáo, các vấn đề xã hội nhạy cảm.
- Chính sách kiểm duyệt nội dung: Nội dung trước khi xuất bản cần được kiểm tra kỹ lưỡng bởi bộ phận phụ trách nhằm đảm bảo tuân thủ quy định, tránh ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Việc đưa ra quy tắc cụ thể sẽ giúp toàn bộ đội ngũ sáng tạo nội dung chủ động hơn trong quá trình làm việc. Đồng thời giữ an toàn cho thương hiệu trước các rủi ro truyền thông tiềm ẩn.
Công cụ hỗ trợ và phần mềm quản lý nội dung
Việc tích hợp các công cụ hỗ trợ trong quá trình viết và quản lý nội dung trở thành xu hướng phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Các phần mềm hỗ trợ nâng cao chất lượng bài viết, tiết kiệm thời gian, đảm bảo quy trình làm việc được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hơn.
Một số công cụ thường được sử dụng gồm:
- Grammarly, Hemingway: Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, độ dễ đọc.
- Google Docs, Notion: Viết, chia sẻ, lưu trữ nội dung theo thời gian thực.
- Trello, Asana: Quản lý tiến độ, phân công nhiệm vụ và theo dõi quy trình sản xuất nội dung.
- Copyscape, Quetext: Kiểm tra mức độ trùng lặp, đảm bảo tính độc quyền của nội dung.

Content guideline nên quy định rõ:
- Danh sách công cụ được phép dùng cho từng mục đích cụ thể như kiểm tra lỗi, tối ưu SEO, quản lý công việc, …
- Quy tắc sử dụng để tránh lạm dụng hoặc phụ thuộc vào công cụ, đặc biệt công vụ tạo nội dung, video với AI.
- Định dạng tệp bắt buộc khi gửi bài (ví dụ: .docx, .pdf, .txt), đảm bảo dễ kiểm duyệt và đồng bộ giữa các nền tảng.
Phân phối nội dung và kênh truyền thông
Để nội dung phát huy tối đa hiệu quả và giữ được tính nhất quán thương hiệu, content guideline cần đưa ra định hướng cụ thể về quy trình quản lý, phân phối nội dung trên từng kênh truyền thông.
- Lên kế hoạch phân phối rõ ràng: Doanh nghiệp cần xác định nội dung nào phù hợp với từng nền tảng nào. Mỗi kênh có đặc điểm riêng, cần có lịch đăng tải cụ thể, tần suất phù hợp để tối ưu hiệu quả.
- Đảm bảo sự nhất quán về giọng điệu: Dù nội dung được chia sẻ trên các nền tảng khác nhau, phong cách thể hiện và giọng điệu thương hiệu phải luôn đồng bộ. Ví dụ, nội dung trên Facebook, email hay blog vẫn cần thể hiện cùng một “cách nói” để người đọc dễ nhận diện thương hiệu ở bất kỳ điểm chạm nào.

Việc định hướng kênh truyền thông có hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp triển khai nội dung đa kênh hiệu quả. Đồng thời, khách hàng có thể gắn kết và dễ dàng nhận diện doanh nghiệp.
Quy trình biên tập và phản hồi nội dung
Content guideline cần quy định rõ các bước biên tập và kiểm duyệt nội dung, bao gồm: viết nháp, chỉnh sửa, phê duyệt, xuất bản. Đồng thời chỉ định rõ ai có quyền chỉnh sửa khi có thay đổi về chiến lược.
Ngoài ra, guideline cần hướng dẫn cách phản hồi nội bộ hoặc từ cộng đồng để cải thiện chất lượng nội dung. Với những trường hợp khẩn cấp (ra mắt sản phẩm gấp, xử lý khủng hoảng…), guideline cho phép linh hoạt điều chỉnh quy trình nhằm đảm bảo tiến độ mà vẫn giữ chất lượng.
Quy trình xây dựng Content Guideline cho doanh nghiệp
Để content guideline thực sự mang lại hiệu quả, doanh nghiệp cần triển khai theo một lộ trình rõ ràng. Dưới đây là 5 bước cơ bản giúp doanh nghiệp xây dựng bộ hướng dẫn nội dung một cách bài bản và dễ áp dụng:
Bước 1: Phân tích thương hiệu và chân dung khách hàng
Trước khi xây dựng guideline, doanh nghiệp cần xác định rõ thương hiệu của mình và khách hàng mục tiêu là ai. Từ đó, mọi nội dung tạo ra mới có thể truyền tải đúng hình ảnh thương hiệu và phù hợp với cách giao tiếp của người đọc.

Cụ thể:
- Làm rõ các yếu tố cốt lõi như tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và phong cách thương hiệu.
- Phác họa chi tiết chân dung khách hàng: họ là ai, đang quan tâm điều gì, họ yêu thích phong cách nội dung như thế nào (trẻ trung, nghiêm túc, vui vẻ hay chuyên sâu).
Việc nắm vững chân dung khách hàng giúp bạn xây dựng hướng dẫn nội dung sát thực tế, dễ ứng dụng. Qua đó, phát triển dịch vụ, sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu người dùng, thay vì chỉ dùng cho nội bộ tham khảo.
Bước 2: Đánh giá nội dung hiện có
Trước khi xây dựng bộ content guideline mới, doanh nghiệp cần rà soát lại các nội dung đã từng xuất bản để hiểu rõ thực trạng và xác định hướng cải thiện.
Cách thực hiện:
- Tìm ra những nội dung chuẩn: Chọn lọc các bài viết thể hiện đúng phong cách, giọng điệu và tinh thần thương hiệu để làm mẫu tham khảo.
- Phân tích điểm chưa phù hợp: Ghi nhận các lỗi phổ biến như thiếu sự nhất quán, dùng từ không đồng bộ, định dạng rối mắt, nội dung chưa thân thiện với người đọc.

Từ những quan sát này, doanh nghiệp sẽ có cơ sở rõ ràng để xây dựng các tiêu chuẩn trong guideline thực tế và dễ áp dụng nhất.
Bước 3: Soạn thảo nội dung guideline
Ở bước này, bạn sẽ bắt đầu xây dựng chi tiết các phần nội dung dựa trên các thành phần cốt lõi của content guideline. Mỗi phần nên được trình bày rõ ràng, có ví dụ minh họa thực tế và dễ áp dụng.
Cụ thể, bạn nên triển khai lần lượt các phần sau:
Giọng điệu & văn phong (Tone & Voice)
- Định nghĩa phong cách giao tiếp của thương hiệu.
- Mô tả cách dùng từ, độ dài câu, thái độ ngôn ngữ.
- Có ví dụ nên dùng/không nên dùng
Độ dài & cấu trúc nội dung
- Quy định độ dài bài viết theo từng định dạng (blog, post, email, …)
- Cách sử dụng tiêu đề H1, H2, H3, ngắt đoạn, in đậm, danh sách, …
- Gợi ý bố cục chuẩn và các mẫu nội dung tham khảo
Nguyên tắc SEO
- Hướng dẫn lựa chọn và chèn từ khóa.
- Cách viết meta title, meta description.
- Yêu cầu về internal link, H-tag, snippet, …

Chủ đề nên viết – không nên viết
- Danh sách chủ đề ưu tiên theo định hướng thương hiệu.
- Các chủ đề cần tránh hoặc hạn chế đề cập.
- Cách xử lý nội dung nhạy cảm và cạnh tranh.
Hình ảnh, video, đồ họa
- Định dạng, kích thước, chất lượng file.
- Phong cách visual thống nhất (màu sắc, cảm xúc, chủ thể).
- Ví dụ minh họa về ảnh tốt/không phù hợp.
Thông tin nhạy cảm & bảo mật
- Những nội dung không được công khai (ví dụ: sản phẩm chưa ra mắt).
- Hướng dẫn kiểm duyệt và tránh sai phạm truyền thông.
- Chính sách xử lý nội dung vi phạm.
Công cụ hỗ trợ & định dạng bài nộp
- Danh sách công cụ: Grammarly, Trello, Notion, …
- Cách sử dụng đúng mục đích (check lỗi, lên kế hoạch, …)
- Yêu cầu định dạng khi gửi nội dung (.docx, .pdf, Google Docs…)
Phân phối & truyền thông đa kênh
- Cách chọn nền tảng phù hợp (social, blog, email, website, …)
- Quy trình lên lịch và quản lý nội dung theo kênh
- Đảm bảo giữ giọng điệu thương hiệu trên mọi nền tảng
Quy trình biên tập & phản hồi nội dung
- Các bước kiểm duyệt từ viết → biên tập → phê duyệt.
- Phân quyền rõ ai được sửa/chốt nội dung.
- Hướng dẫn xử lý nhanh trong trường hợp khẩn cấp.

Mỗi phần nên đi kèm ví dụ cụ thể, checklist áp dụng nhanh và ngôn ngữ đơn giản để dễ hiểu với cả cộng tác viên hoặc freelancer bên ngoài.
Bước 4: Triển khai & đào tạo nội bộ
Một content guideline chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được toàn đội ngũ hiểu và áp dụng đúng. Vì vậy, sau khi hoàn thiện, doanh nghiệp cần triển khai rộng rãi, đào tạo cụ thể.
- Gửi guideline đến toàn bộ đội ngũ nội dung, nhân viên marketing, đối tác agency và các cộng tác viên liên quan.
- Tổ chức các buổi training hoặc workshop để giải thích từng phần trong tài liệu, giúp mọi người hiểu cách áp dụng vào công việc thực tế.
- Mở kênh tiếp nhận góp ý từ người dùng trực tiếp để phát hiện những phần khó hiểu hoặc chưa rõ ràng, từ đó điều chỉnh lại cho dễ sử dụng hơn.
Bước 5: Đánh giá, cập nhật định kỳ
Content guideline không phải tài liệu cố định một lần là xong. Khi thị trường, hành vi người dùng hay định hướng thương hiệu thay đổi, guideline cần phải được điều chỉnh cho phù hợp.
- Lên lịch rà soát định kỳ: Nên đánh giá lại guideline mỗi 6-12 tháng để đảm bảo nội dung vẫn phù hợp với chiến lược và bối cảnh hiện tại.
- Lắng nghe người sử dụng: Thu thập phản hồi từ đội ngũ content, marketing, cộng tác viên, … để phát hiện điểm bất cập hay không còn hiệu quả
- Đo lường hiệu quả nội dung: Theo dõi các chỉ số (lượt đọc, tỷ lệ tương tác, thời gian trên trang, …) để kiểm chứng xem guideline có đang giúp nâng cao chất lượng nội dung hay không.

Mẫu Content Guideline tham khảo
Để giúp doanh nghiệp dễ hình dung cách xây dựng content guideline hiệu quả, dưới đây là 4 mẫu tiêu biểu từ các thương hiệu lớn:
Mailchimp – Hướng dẫn nội dung thân thiện, dễ ứng dụng
Mailchimp sở hữu bộ Content Style Guide được thiết kế rõ ràng, dễ tra cứu và áp dụng. Thương hiệu này khuyến khích dùng ngôn ngữ gần gũi nhưng vẫn chuyên nghiệp, đồng thời linh hoạt trong việc áp dụng ngữ pháp để phù hợp với ngữ cảnh thực tế.
Microsoft – Giọng điệu rõ ràng, hỗ trợ toàn cầu
Microsoft tập trung vào việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mọi đối tượng người dùng. Hướng dẫn nhấn mạnh giọng điệu ấm áp, thân thiện và giàu tính hỗ trợ, đặc biệt trong môi trường quốc tế.
Buffer – Ưu tiên tính hòa nhập và minh bạch
Buffer định hình nội dung bằng nguyên tắc rõ ràng, tránh biệt ngữ, từ viết tắt không cần thiết và luôn hướng tới sự hòa nhập. Thương hiệu chú trọng tôn trọng sự đa dạng và đảm bảo mọi người đều cảm thấy được chào đón khi đọc nội dung.

Atlassian – Tích hợp nội dung vào trải nghiệm thiết kế
Atlassian xây dựng guideline gắn liền với hệ thống thiết kế, cung cấp hướng dẫn cụ thể về giọng điệu, phong cách viết và cách giao tiếp trong giao diện người dùng. Mọi nội dung đều hướng đến sự rõ ràng, ngắn gọn, nhất quán để nâng cao trải nghiệm.
Tóm lại, content guideline là công cụ giúp doanh nghiệp giữ vững bản sắc thương hiệu và tạo ra nội dung đồng nhất trên mọi kênh. Xây dựng guideline rõ ràng là bước đi cần thiết để nâng cao hiệu quả truyền thông, kết nối đúng đối tượng và hỗ trợ tốt cho các dịch vụ traffic. Cùng Auto Ranker bắt đầu xây dựng bộ quy tắc hiệu quả ngay hôm nay.